sửa máy in giá rẻ

sửa máy in

Máy in không khởi động có rất nhiều nguyên nhân. Sảy ra ở hầu hết các dòng máy in laser.

Dấu hiệu nhận biết : Khi cấp nguồn cho máy động cơ không quay, máy không chạy ( báo đèn nhấp nháy, hoặc nhấp nháy luân phiên đối với những máy không có mặt hiển thị). Đối với máy có mặt hiển thị sẽ báo lỗi luôn trên màn hình.

Chủ yếu nguyên nhân sau đây :

  • máy kẹt giấy.
  • Không nhận mực.
  • Tràn bộ đếm.
  • Thiếu điện áp nguồn.
  • Chết mô tơ khởi động ( mô tơ chính).

Khắc phục : Kiêm tra chi tiết lần lượt mục nêu trên.

ĐT tư vấn miễn phí : 0466.509.455

TRUNG TÂM SỦA CHỮA THIẾT BỊ MÁY VĂN PHÒNG H2 PRINTER

Địa chi : Số 76 ngõ 79 Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại : 0466.509.455

hotline : 094.776.1755 – 098.660.2014

Email : truonghuy61@gmail.com

website : www.suamayingiare.vn

XEM THÊM

Những điều kiện cần và đủ để máy in khởi động

Nếu máy in của bạn không khởi động hoặc bạn lâu chưa sử dụng, hãy tham khảo bài viết này để kiểm tra máy in trước khi khởi động và đặt lệnh in.

Kiểm tra: 
Bắt đầu từ việc bật công tắc nguồn hoặc cắm dây nguồn (vì 1 số máy in không có công tắc, cắm dây nguồn là chạy ngay).
Mạch điều khiển (dùng MCU) ra lệnh kiểm tra:
Kiểm tra trạng thái cửa: 
Cửa (không bao gồm khay giấy vào/ra) của máy in là nơi mà người sử dụng (hoặc kỹ thuật viên) có thể tiếp xúc một cách sơ bộ để thực hiện các tác vụ sau:
– Thay thế hộp mực.
– Vệ sinh đường tải, trục (thường có lớp vỏ mút) nạp trống.
– Kiểm tra xem có “dắt” giấy trên đường tải không.
Các máy in laser thường có từ 1 đến 2 cửa. 
Cửa trước:
– Tháo/lắp hộp mực, kiểm tra đường tải.
Cửa sau:
– Kiểm tra, kéo giấy bị “dắt” ở đầu ra lô sấy.
Ngoài ra, cửa (trước) còn có tác dụng che kín buồng tạo bản in. Đảm bảo cho ánh sáng ngoài không “gây nhiễu” cho tia laser trong quá trình tạo bản in.
Các cửa đều có “công tắc”, có thể là công tắc cơ khí hoặc quang điện. Khi cửa được đóng sẽ có tín hiệu báo về mạch điều khiển để tiếp tục các bước sau.
Nếu muốn mở cửa để theo dõi vận hành của máy, bạn phải tìm ra khe chứa công tắc cửa và tác động vào nó (dán băng dính ép vào hoặc dùng tô vít chọc vào)
Nếu tất cả các cửa đều đóng, công tắc tốt thì trạng thái cửa được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ kiểm tra tiếp trạng thái cơ
Nếu có ít nhất 1 trong các cửa bị mở, công tắc hư thì trạng thái cửa sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không cho sáng đèn báo lỗi.
Kiểm tra trạng thái cơ:
Việc kiểm tra này đảm bảo trạng thái của hệ cơ là thông suốt, nó bao gồm :
– Kiểm tra khay giấy xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” vào bánh ép nạp giấy không.
– Kiểm tra đường tải xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong đường tải không.
– Kiểm tra đầu ra xem có mẩu_tờ giấy nào bị “dắt” trong lô sấy không.
Trạng thái cơ được kiểm soát thông qua các sensor sau :
– Sensor đường nạp giấy (thường nằm ngay dưới bụng của bánh ép nạp giấy).
Đây thường sử dụng sensor quang điện, nếu có dắt giấy trong đường nạp thì sensor bị tỳ và báo về khối điều khiển.
– Sensor đường tải giấy (thường nằm giữa đường tải, ở gần bụng của hộp mực). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
– Sensor đầu ra (nằm đằng sau trục ép của lô sấy). Cấu tạo và hoạt động giống như sensor đường nạp.
Nếu tất cả các sensor đều tốt và không bị kẹt hoặc đè bởi “dắt” giấy thì trạngthái cơ được nhận định là tốt. Mạch điều khiển sẽ ra lệnh mở motor capstan làm quay toàn bộ hệ thống cơ (ta có thể nghe thấy tiếng chuyển động của các bánh răng).
Nếu có ít nhất 1 trong các sensor bị đè, kẹt thì trạng thái cơ sẽ được nhận định lỗi. Mạch điều khiển sẽ không mở motor capstan và cho sáng đèn báo lỗi.
Lưu ý: Đèn báo lỗi ở mỗi loại máy là khác nhau, có máy nhiều đèn, có máy 1 đèn. Bạn có thể tham khảo nội dung lỗi theo chỉ báo đèn ở website các hãng hoặc trong user guide đi kèm máy.
Kiểm tra trạng thái sấy:
Mục đích là để kiểm soát xem nhiệt độ lô sấy có đủ không.
Việc kiểm tra được thực hiện qua một cảm biến nhiệt. Cảm biến này có thể được gắn tỳ vào trục ép của lô sấy (nếu máy dùng đèn phát nhiệt, máy photocopy gần như 100% dùng đèn phát nhiệt), cũng có khi được dán ngay trên thân của thanh điện trở phát nhiệt (nếu máy dùng điện trở phát nhiệt), nằm trong ruột của áo sấy (bạn nào đã từng tháo máy sẽ nhìn thấy áo sấy màu nâu_đen mỏng, hình dạng giống như tờ giấy đem cuộn thành cái ống).
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) nhỏ. Tôi đã đó thử với máy HP5L/6L giá trị khoảng 3KΩ, trên máy Samsung 1120 khoảng 4,5KΩ, dĩ nhiên là tương đối vì phải rút điện mới đo, khi đó thì lô sấy đã nguội đi một chút.
Nếu bộ phận phát nhiệt, cảm biến nhiệt tốt (nóng thì R cảm biến giảm, nguội thì R cảm biến tăng) thì điện trở cảm biến (nối về mạch điều khiển) tăng.
Ba bước kiểm tra trên là các kiểm tra cơ bản đối với tất cả các máy. Nếu các bước này tốt thì máy gần như đã ready
Kiểm tra trạng thái mạch quang (scanner) 
Trạng thái mạch quang được kiểm soát thông qua hai yếu tố :
– Tín hiệu phản hồi từ IC điều khiển motor lệch tia và diode laser. IC này nằm trong hộp quang (scanner). Khi lệnh kiểm tra được phát ra ta có thể nghe thấy tiếng “rít” khẽ của motor.
– Công tắc (cửa). Như đã nói ở phần trước, khi đóng cửa sẽ tác động vào 1 công tắc. Ngoài ra, trên cửa thường có 1 “mấu” nhựa chọc thẳng vào mặt trước dàn quang (với máy HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810) để đẩy lá che của diode laser với mục đích bảo vệ nó tránh bụi, ánh sáng trời tác động khi mở cửa.
Tuy nhiên, việc kiểm tra mạch quang không kiểm soát được xem diode hoạt động như thế nào, cường độ phát xạ (ảnh hưởng đến chất lượng bản in), tình trạng của gương, kính có mốc hay không … Nói cách khác, ko thể kiểm soát được chất lượng của tia laser.
Việc kiểm tra trạng thái mạch quang chỉ thực hiện ở các máy đời mới (Phaser3124, Canon LBP2900, Samsung 1120, HP5000…) còn các máy đời cũ (HP4L/5L/6L, Canon LBP800/810…) không được thực hiện.
Ngoài các bước kiểm tra trên thì mạch bảo vệ của khối nguồn cũng kiểm soát thông qua mạch bảo vệ quá dòng (OCP – Over Protection) và quá áp (OVP – Over Protection Voltage) nếu có sự cố thì nguồn sẽ cắt.
Sau 4 bước kiểm tra này, mạch điều khiển đưa máy vào tình trạng ready, nó coi như máy đã sẵn sàng hoạt động. Máy coi như đã khởi động xong
Tới đây, có thể các bạn sẽ thắc mắc “Vậy, khối data thì sao”
Đúng vậy, mạch điều khiển chỉ kiểm soát “sự vận hành” chứ không kiểm soát “dữ liệu cần in ra”, chính vì thế nó ko kiểm tra, khối data có thể chết thì máy vẫn ready, bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách rút cáp nối từ khối data sang mạch điều khiển, rút cáp nguồn cấp cho khối data thì máy in vẫn khởi động bình thường.